Chi phí chạy quảng cáo Google Ads là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi có ý định kinh doanh. Việc lên kế hoạch ngân sách sao cho hợp lý là vô cùng khó khăn với những ai chưa thực chiến. Trong bài viết lần này SED Education sẽ giúp bạn tìm hiểu thật chi tiết về cách tính chi phí của loại hình quảng cáo này. Cùng theo dõi nhé!
Các hình thức trả phí của quảng cáo Google Ads
Trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm, để tối ưu chi phí và tiếp cận được nhiều người dùng mục tiêu nhất. Bạn cần tự trả lời các câu hỏi quan trọng về chiến dịch như:
- Bạn đang quảng cáo cái gì?
- Đối tượng bạn muốn quảng cáo là ai?
- Khu vực quảng cáo ở đâu?
- Bạn sẽ quảng cáo khi nào?
- Dự kiến ngân sách cho chiến dịch là bao nhiêu?
Các hình thức trả phí của quảng cáo Google Ads
Việc xác định được các vấn đề này sẽ giúp bạn vạch ra chiếc lược một các chính xác. Giúp tăng cao độ hiệu quả khi triển khai chiến dịch. Theo chính sách của Google, hiện nay có 3 hình thức trả phí cho quảng cáo Google Ads.
- CPC – Chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột
- CPM – Chi phí cho mỗi lượt hiển thị
- CPA – Chi phí cho số lượt chuyển đổi
Mỗi hình thức trả phí này đều có cách hoạt động và tính phí khác nhau. Bạn có thể dựa vào ngân sách và mục tiêu chiến dịch để chọn cho mình một hình thức phù hợp.
Cách tính chi phí chạy quảng cáo Google Ads
Để giúp bạn dễ hình dung về cách tính chi phí chạy quảng cáo Google Ads, SED sẽ lấy một ví dụ cụ thể để minh họa. Giả sử doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh quần áo thời trang và muốn chạy Google Ads để tìm kiếm khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận. Lúc này, tương ứng với 3 hình thức trả phí của Google Ads, chúng ta sẽ có 3 cách tính chi phí quảng cáo khác nhau.
Chi phí chạy quảng cáo Google Ads dựa trên lượt nhấp chuột CPC
CPC là viết tắt của cụm từ Cost per click, dùng để diễn tả chi phí cho mỗi lần click chuột. Với hình thức tính phí này bạn sẽ chỉ phải trả tiền nếu như có người dùng click vào quảng cáo. Trả tiền theo click chuột thường được dùng khi người quảng cáo muốn đặt ra một mức ngân sách hàng ngày. Và khi ngân sách đã hết, quảng cáo sẽ bị xóa trong khoảng thời gian còn lại của thời hạn thanh toán.
CPC – chi phí tính trên mỗi lượt nhấp
Như ví dụ trên, doanh nghiệp của bạn đang muốn quảng cáo sản phẩm là quần áo thời trang, và chọn hình thức trả phí dựa trên mỗi lượt nhấp chuột. Giả sử CPC mục tiêu mà bạn chọn cho chiến dịch này là 1.000đ trên một lượt click. Sau một tháng, quảng cáo của bạn nhận về 2.000 lượt click, thì tổng chi phí mà doanh nghiệp phải trả là 2.000.000đ (1.000đ x 2.000 click).
Số tiền mà bạn trả cho một lượt nhấp CPC thường được đặt theo công thức hoặc thông qua quy trình đấu giá của Google. Trả tiền theo click chuột CPC là hình thức tính phí được sử dụng nhiều nhất ở nước ta hiện nay.
Cách tính chi phí dựa trên số lần hiển thị CPM
CPM là viết tắt của cụm từ Cost Per Mile, nghĩa là chi phí dựa trên số lượt hiển thị. Mục đích của quảng cáo CPM là giúp nhà quảng cáo hiển thị thông điệp cho khách hàng mục tiêu biết đến. Vì vậy CPM thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu, tăng nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp, công ty hay các sản phẩm dịch vụ.
Trở lại với ví dụ trên, nếu bạn chọn hình thức trả phí cho Google Ads dựa trên số lần hiển thị. CPM mục tiêu của bạn là 100đ cho một 1 lượt hiển thị. Nếu quảng cáo của bạn nhận về tổng 20.000 lượt hiển thị, thì số tiền bạn sẽ phải trả là 2.000.000đ (100đ x 20.000 lượt hiển thị).
Trả tiền cho Google Ads khi có lượt chuyển đổi CPA
Với hình thức tính phí này, bạn sẽ chỉ phải trả tiền khi và chỉ khi có khách hàng vào website của bạn để thực hiện một hành động nào đó (ví dụ như đặt hàng). Chi phí phải trả cho lượt chuyển đổi này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bạn với Google.
CPA – chi phí tính trên số lượt chuyển đổi
Với hình thức trả phí này, nếu bạn đặt CPA mục tiêu là 100.000đ trên 1 lượt chuyển đổi, và trong 1 tháng doanh nghiệp bạn thu về 200 đơn hàng bán quần áo. Thì số tiền bạn phải trả cho Google Ads lúc này sẽ là 2.000.000đ. Bạn sẽ không bị tính phí cho các lượt nhấp hay các lượt hiển thị dẫn đến lượt chuyển đổi đó.
Tuy nhiên để sử dụng tùy chọn trả tiền cho lượt chuyển đổi, tài khoản của bạn phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Đầu tiên, tài khoản phải có hơn 100 lượt chuyển đổi trong 30 ngày qua. 90% lượt chuyển đổi của bạn cũng phải xảy ra trong vòng không quá 7 ngày sau khi có người nhấp vào quảng cáo. Nếu khách hàng mất hơn một tuần để chuyển đổi sau khi nhấp vào quảng cáo. Bạn cũng không thể sử dụng phương thức trả tiền khi có chuyển đổi CPA.
Làm thế nào để kiểm soát chi phí khi chạy Google Ads
Chúng ta có thể kiểm soát chi phí chạy Google Ads nếu như hiểu được cơ chế và chính sách hoạt động mô hình quảng cáo trực tuyến này. Nhìn chung nhà quảng cáo có thể kiểm soát chi phí thanh toán thông qua 3 việc sau:
- Giới hạn ngân sách bạn chi tiêu cho mỗi ngày ứng với mỗi chiến dịch. Để tránh trường hợp “chẳng may mất nhiều tiền”.
- Chỉ định số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi lượt nhấp hay mỗi hiển thị.
- Thường xuyên theo các thông số trong chiến dịch để điều chỉnh quảng cáo thay đổi phù hợp.
Nếu chưa nắm vững các kiến thức cơ bản về Google Ads bạn sẽ phải “tiêu hoang” và trả giá đắt đỏ cho những chiến dịch mạo hiểm. Để củng cố kiến thức và biết cách tự chạy một chiến dịch quảng cáo hiệu quả cho mình, bạn có thể tham khảo các khóa học về Google Ads tại SED Education trong thời gian tới. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác về Google Adwords tại https://sedu.daisyweb.dev/.
>> AI – Yếu tố thay đổi bộ mặt Marketing trong tương lai
>> Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong truyền thông Marketing
>> Google Ads mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?