Doanh nghiệp bạn đang phải đối mặt với vấn đề gì? SEO mãi không lên top? Lượng truy cập vào website thấp? Thứ hạng thấp tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm? Đã đến lúc doanh nghiệp cần thay đổi diện mạo mới cho website và SEO onpage là giải pháp cần thiết, thủ thuật quan trọng của SEO trong thời đại mà mọi thông tin đều được người dùng tìm kiếm dựa vào internet. Vậy cần làm gì để SEO onpage được hoàn hảo? Bỏ túi bí kíp SEO Onpage dễ dàng qua những chia sẻ từ South Edge Education Division dưới dây.
Tiêu chuẩn SEO onpage chất lượng
SEO Onpage chính là việc tối ưu bên trong website, trên từng trang con, được lặp đi nhiều lần mỗi khi đăng một bài viết mới. Việc này nhằm mục đích chính là để đưa website này đứng ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Cần tối ưu SEO onpage theo các tiêu chuẩn dưới đây:
Tối ưu thẻ Title và thẻ Meta description
Thẻ Title
Đây là dòng đầu tiên được hiện lên trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó đánh giá phần lớn việc từ khóa có lên top hay không. Vì vậy trong title cần thỏa yêu cầu là phải chứa từ khóa và không được dài quá 60 kí tự.
Thẻ Meta Description
Đây được hiểu là dòng mô tả nội dung chính, vấn đề chính của bài viết, chúng là phần khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc click vào đọc bài viết. Trong phần này bạn cũng cần đặt từ khóa trọng tâm vào nhằm để giúp boot tìm kiếm của Google nhanh hơn.

Thẻ Meta Description là dòng mô tả nội dung chính, vấn đề chính của bài viết
Tối ưu thẻ Heading
Đây được xem như là bố cục của bài viết. Phân chia cụ thể thành các heading từ 1 đến 6. Nên ưu tiên các từ khóa cần SEO xuất hiện trên các Heading để giúp quá trình index nội dung của Google diễn ra nhanh chóng hơn.
Tối ưu thẻ Alt
Rất nhiều người bỏ qua việc tối ưu Alt. Những nội dung bạn ghi trong Alt không được người dùng đọc, mà chúng được chính những boot của Google đọc. Việc tối ưu ở Alt nhằm giúp cho bài viết của bạn có thể tìm kiếm bằng hình ảnh, cũng như tăng mức độ liên quan mật thiết của hình ảnh với bài viết của bạn. Khi tối ưu Alt thì bạn có thể mô tả nội dung của hình ảnh đó hay cách tốt nhất chính là những mô tả có liên quan và chứa từ khóa giúp tăng hiệu quả SEO hơn.
Tối ưu thẻ Bold
Trong bài viết, bạn có thể in đậm những nội dung quan trọng, những điều mà bạn muốn nhấn mạnh trong bài viết để người đọc có thể dễ dàng tiếp thu những thông tin đó hơn.
Tối ưu Internal link
Bạn cần xây dựng cấu trúc liên kết trang tốt, cần liên kết các bài viết có liên quan lại với nhau nhằm giúp người dùng có thể đọc nhiều bài viết hơn, kéo dài thời gian trải nghiệm trang web đối với người dùng. Qua đó sẽ được Google đánh giá cao về chất lượng.

Xây dựng cấu trúc liên kết trang tốt, cần liên kết các bài viết có liên quan lại với nhau
Tối ưu nội dung
Phần nội dung được đánh giá là quan trọng nhất trong SEO bởi “Content is King”. Vì vậy bài viết cần cung cấp những thông tin tốt, có ích cho người đọc. Các bài viết không được trùng lặp, copy từ những bài viết khác, được viết với văn phong dễ đọc, dễ hiểu có giá trị cho người đọc.
Một số tiêu chuẩn SEO Onpage khác
Ngoài ra SEOer cần biết thêm một số tiêu chuẩn SEO Onpage khác mà bạn cần ghi nhớ. Những tiêu chuẩn này tuy đơn giản nhưng lại là yếu tố làm nên sự hoàn thiện về mặt SEO Onpage cho website. Cùng điểm qua những tiêu chuẩn SEO Onpage khác dưới đây:
Anchor text
Anchor Text tuy là một yếu tố nhỏ nhưng lại hỗ trợ bạn SEO Onpage tốt hơn. Anchor Text là phần văn bản mà tại đó khi nhấp vào sẽ dẫn bạn đến một siêu liên kết.
Phần văn bản này giúp người đọc hiểu được nội dung chính của trang liên kết là gì. Vì vậy, bạn phải đảm bảo Anchor Text thể hiện được chính xác và đầy đủ nội dung của link liên kết.
Một số tips để tối ưu Anchor Text:
- Không viết anchor text quá chung chung như: nhấn vào đây, tại đây,… mà hãy mô tả trang web được liên kết cụ thể hơn.
- Hạn chế sử dụng lặp đi lặp lại một Anchor Text. Hãy viết các nội dung Anchor Text mới hơn.

Anchor Text tuy là một yếu tố nhỏ nhưng lại hỗ trợ bạn SEO Onpage tốt hơn
Video
Nhu cầu về việc xem video của người dùng là rất cao và con số này luôn tăng dần theo thời gian. Một vài số liệu thống kê sau đây sẽ cho bạn thấy video có sức hút như thế nào:
- 1/3 Các hoạt động trực tuyến của người dùng là xem video
- 25% số người trên toàn cầu xem video trực tuyến mỗi ngày
- Ước tính, người dùng trung bình sẽ dành 100 phút mỗi ngày để video trực tuyến trong năm 2021 (tăng 19% so với năm 2019)
- Về phía doanh nghiệp, có 86% doanh nghiệp sử dụng video làm công cụ tiếp thị (Khảo sát State of Video Marketing Survey 2021 của Wyzowl)
Comment
Phần comment trên website có một ý nghĩa khá quan trọng, mang đến lợi ích trong website. Đây cũng là yếu tố giúp bạn SEO Onpage có hiệu quả hơn. Một số điểm nổi bật từ comment có thể nhắc đến như:
- Tăng tương tác của khách hàng và doanh nghiệp: Khách hàng có thể để lại những thắc mắc của mình và doanh nghiệp có thể giải đáp tường tận cho họ.
- Tạo sự uy tín, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp: Những comment minh bạch từ khách hàng, những giải đáp tận tâm của doanh nghiệp chính là yếu tố tăng sự uy tín cho doanh nghiệp.
- Giữ chân khách hàng: Khách hàng thường sẽ dành thời gian để xem các comment, phần lớn là họ muốn tìm lời giải đáp cho mình về một thắc mắc nào đó, hoặc muốn biết chính xác hơn về mức độ uy tín của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tận dụng điều này để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của họ.

Phần comment trên website có một ý nghĩa khá quan trọng, mang đến lợi ích trong website
Favicon
Favicon chính là một biểu tượng của website, có thể là logo website. Tôi sẽ để hình minh họa phía dưới để bạn dễ hình dung. Cụ thể, nó chính là một icon nhỏ nằm ở góc bên trái trên tab của trang web. Thông qua, Favicon người dùng có thể nhận diện được thương hiệu.
Favicon giúp người dùng nhận diện website khi lưu trong mục bookmark. Thiếu đi Favicon trang web sẽ mất đi sự lôi cuốn, không ghi được dấu ấn trong đầu người dùng.
Social Share
Như bạn đã biết, Google đã xem tín hiệu Chia sẻ mạng xã hội (Social Share) là một tín hiệu rất tốt trong việc đánh giá một bài viết có chất lượng hay không.
Một nghiên cứu của Cognitive SEO vào năm 2016 cho thấy hiện tại việc chia sẻ trên G+ ảnh hưởng tới thứ hạng mạnh nhất trong các mạng xã hội, tiếp đó là Facebook.

Google đã xem tín hiệu Chia sẻ mạng xã hội là một tín hiệu rất tốt trong việc đánh giá một bài viết có chất lượng
Thế đấy SEO Onpage không hề khó, chỉ cần thay đổi một chút về “diện mạo” website và đầu tư tối ưu cho nội dung chất lượng, mang đến cho người dùng thông tin hữu ích và trải nghiệm tuyệt vời trên website, thu hút lượt chia sẻ hay bình luận…. Như vậy bạn đã có thể hoàn chỉnh quá trình tối ưu SEO Onpage cho website của mình, cùng theo dõi sự thay đổi thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm và chủ động thay đổi chiến lược SEO Onpage phù hợp với sự biến đổi thuật toán của các “cỗ máy” tìm kiếm. Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ thực sự hữu ích và chúc bạn thực hiện SEO Onpage thành công.