Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người càng cao. Các doanh nghiệp không còn xa lạ gì với việc áp dụng tâm lý FOMO để tăng doanh số bán hàng, thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về quy chế hoạt động của nó. Hiệu ứng này khá mơ hồ nếu bạn không nhận ra được những thủ thuật, chiến lược của nó như thế nào? Hãy thử xem những nội dung dưới đây để nhận định bẫy tâm lý FOMO trong Marketing như thế nào.
Những thủ thuật FOMO
Sự ra đời của phương tiện truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanh nghiệp. FOMO đã tác động trực tiếp những người trẻ tuổi, những người sử dụng nhiều mạng xã hội, thường xuyên kiểm tra các trạng thái và bài đăng của bạn bè.
Người sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng rất dễ có phản ứng với hiệu ứng FOMO, phổ biến nhất là giới trẻ, thế hệ Gen Z. Tâm lý các bạn trẻ ai ai cũng thích cái đẹp và chạy theo xu hướng, thường mọi người xung quanh có thì cá nhân cũng mong muốn có được. Vì vậy các nhãn hàng đều đánh vào tâm lý người mua để đưa ra các chương trình ưu đãi thu hút khách hàng.

FOMO thường dễ rơi vào đối tượng như sinh viên và các bạn trẻ nhất
Tạo tính khan hiếm, cấp bách
Một món hàng nào đó trên website thương mại điện tử sẽ trở nên thu hút và thúc đẩy nhu cầu mua hàng hơn khi bạn vô tình nhìn thấy hay sở hữu các mã giảm giá. Điều đó khiến bạn muốn mua nó ngay lập tức mà không cần suy nghĩ Cụm từ “thêm vào giỏ hàng”, dễ sai khiến hành động mua hàng một cách vô thức. Không chỉ vậy, các nhãn hàng thường gửi nội dung tin nhắn như “Giỏ hàng bạn đang có sản phẩm bên mình, nhanh tay mua với số lượng ưu đãi” khi đọc tin nhắn này chúng ta luôn có tâm lý phải mua nhanh không cả bỏ lỡ cơ hội tốt.

Nội dung content đòi hỏi khéo léo từng câu chữ như “Nhanh tay chỉ còn 1 giờ đồng hồ sẽ hết sale,..”
Kích thích trạng thái “phải mua”
Thường các bạn mua hàng trên các trang website họ thường áp dụng sale lớn theo ngày trùng với tháng như 11 tháng 11 hoặc sale khủng đầu tháng, giữa tháng kích thích người mua hàng nghĩ rằng đã có cơ hội mua hàng giá rẻ hơn bình thường. Đối với các cửa hàng họ luôn để thuật ngữ “Chỉ còn một vài sản phẩm, nhanh tay mua hàng kẻo hết”, hay chiếc đồng hồ đếm ngược thời gian với sản phẩm chỉ sale trong một thời gian nhất định để khiến người mua không muốn bỏ lỡ cơ hội. Nhưng thực chất lại không phải vậy mà đó là thủ thuật của FOMO trong marketing kinh doanh để khách hàng nghĩ rằng cơ hội chỉ có một không hai, không được bỏ lỡ.

Áp dụng nhiều chiến lược sale, nguyên nhân sale và khiến khách hàng không thể bỏ lỡ
Tăng tính cạnh tranh
Các chuyên gia của South Edge Digital nhận định rằng: “Sự cạnh tranh này xuất hiện giữa người tiêu dùng đó là họ sợ người khác sẽ có thứ gì đó trước khi ta sở hữu chúng. Tạo nên sự cạnh tranh khi mua hàng nếu không nhanh tay sẽ không sở hữu được món đồ ưng ý”. Ví dụ như nhãn hàng Dior khi ra sản phẩm nào đó sẽ luôn có giới hạn số lượng sản xuất vì vậy khiến người mua hàng luôn muốn mua và sở hữu trước khi người khác có, tạo ra sự cạnh tranh khách hàng.
Ngoài ra vận chuyển miễn phí cũng là một phương thức thu hút khách hàng, hầu hết lựa chọn giao hàng miễn phí rất hiệu quả cho những người mua sắm trực tuyến. Áp dụng khi bạn mua hàng đạt đến số lượng thì sẽ có vận chuyển miễn phí. Tất cả đều là chiêu thức áp dụng FOMO trong marketing kinh doanh.

Khi một sản phẩm sắp hết, đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật số lượng còn và số lượng đã mua, thôi thúc tính cạnh tranh của khách hàng
Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội
Chia sẻ buổi học tại South Edge Education, ông Laevis Nguyễn không ngừng nhắc tới tâm lý khách hàng với suy nghĩ “thà có còn hơn không”, “thà dư còn hơn thiếu” vì thế các doanh nghiệp áp dụng FOMO đánh vào tâm lý người mua sợ thua kém, sợ mình không đẹp bằng người khác…và đó là cách áp dụng FOMO trong marketing để tăng lợi nhuận. Việc mạng xã hội phát triển rộng rãi nên marketing là một ngành rất nổi bật mà thu hút giới trẻ hiện nay.

Tâm lý tin tưởng và cách review cá nhân trên một sản phẩm khiến khách hàng mua hàng theo phong trào
Biến động thị trường
Tâm lý người mua sẽ luôn muốn mua đồ sale ví dụ như hai cửa hàng đều bán một món đồ như nhau. Cửa hàng A bán với giá 255 nghìn đồng bao gồm phí ship (20 nghìn), cửa hàng B sẽ bán với giá 230 nghìn không bao gồm phí ship (20 nghìn) nhưng thật ra đó là hiệu ứng của FOMO. Cả hai cửa hàng đều có mức giá sản phẩm bằng nhau, nhưng khi khách hàng nghe đến ba chữ “Miễn phí ship” người xem sẽ cảm thấy đây là một món ‘hời’ và nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
Tâm lý ảnh hưởng
Tâm lý của khách hàng khi mua một thứ gì đó đều luôn phải đắn đo suy nghĩ về túi tiền của mình. Vì vậy các nhà tiếp thị sẽ áp dụng cơ hội này để đưa ra các chính sách bán hàng. Hầu hết khi người mua hàng sẽ canh lúc sale mới mua để được các mã giảm giá như 20%, 50%, hoặc các mã freeship đặc biệt là các mã ấy có hạn sử dụng trong vài giờ hoặc trong ngày. Khi bạn thấy khuyến mãi thì tâm lý sẽ trỗi dậy một cảm xúc thôi thúc phải mua hàng ngay không sẽ bỏ lỡ cơ hội săn sale tốt.
Nếu không mua thì bạn sẽ sinh ra một tâm lý thấy hối tiếc, bỏ lỡ thứ gì đó. Khi bạn có những cảm xúc trên thì khi ấy bạn đã rơi vào bẫy tâm lý FOMO marketing của các nhà kinh doanh.

Chỉ cần với nội dung miễn phí vận chuyển, khách hàng sẽ rơi vào trạng thái FOMO, nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng
Trên đây là những nội dung “Áp dụng bẫy tâm lý” FOMO trong chiến lược marketing, hiểu rõ hơn về FOMO Marketing điểm rơi tâm lý khách hàng. Hy vọng sẽ góp phần bổ sung, triển khai, các thông tin mà bạn đang cần đồng thời giúp mọi người hiểu hơn về FOMO trong kinh doanh để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình.